Sao tao đọc truyện lại thấy chi tiết Giác Viễn vì làm loạn Thiếu Lâm xong bị Thiếu Lâm truy sát bị trọng thương trên đường chạy trốn mang theo Trương 3 Gió và vô tình gặp Quách Tương.
Bản của Thiếu Lâm là bản gốc hoàn chỉnh bị mất trộm chứ k phải bản thiếu .Hai bản của Võ Đang và Nga My mới chính xác là bản thiếu vì Quách Tương ,Trương 3 Gió mỗi người chỉ nghe được một nửa.
Ông ấy xây dựng bộ truyện sau này múi mít Quách Tương là starup NgA My.
Nói về muốn gạ chịch Quách Tương thì chính là Trương 3 Gió.Quách Tương vì tương tư Quá cụt mà tu đạo lập ra Nga My.
Còn Trương 3 Gió vì thất tình cũng đi tu và lập ra Võ Đang.
Các đệ tử Đạt Ma đường vội vã dạt cả sang bên. Nhanh như bay, Giác Viễn gánh Quách Tương và Trương Quân Bảo chạy xuống núi. Tăng chúng hô hoán đuổi theo, chỉ nghe tiếng xích sắt càng lúc càng xa dần, đuổi được chừng bảy tám dặm thì không nghe thấy nữa.
Luật lệ của Thiếu Lâm tự rất nghiêm, một khi thủ tọa Đạt Ma đường đã hạ lệnh bắt giữ Trương Quân Bảo, các tăng nhân tuy thấy đuổi chẳng kịp nhưng vẫn phải gắng gượng truy đuổi. Thời gian càng dài, cước lực của từng người lộ ra cao thấp, người nào khinh công kém sẽ tụt lại phía sau. Đuổi tới lúc trời tối thì tốp đi đầu chỉ còn năm đại đệ tử, trước mặt lại là ngã ba, không biết Giác Viễn chạy về ngả nào. Vả lại họ thừa biết, dù có đuổi kịp, bọn họ năm người cũng chẳng địch nổi hai thầy trò Giác Viễn, nên họ đành lủi thủi trở về Thiếu Lâm tự chờ lệnh.
Giác Viễn gánh hai người chạy mấy chục dặm mới dừng bước, nhìn quanh thì đây là một cánh rừng sâu, sương mù bao phủ khắp nơi, từng đàn quạ đang trở về tổ. Giác Viễn tuy nội lực dồi dào, nhưng đã xả thân chạy một mạch xa như thế cũng đã mỏi gối chồn chân, nhất thời kiệt sức chưa thể gỡ đôi thùng sắt ra khỏi vai.
Quách Tương và Trương Quân Bảo từ trong thùng nhảy ra, mỗi người gỡ một chiếc thùng khỏi vai Giác Viễn. Trương Quân Bảo nói:
– Sư phụ hãy nghỉ ngơi, đệ tử đi kiếm thức ăn đã.
Nhưng giữa chốn núi non hoang vu, cỏ cao, dây leo chằng chịt này thì kiếm đâu ra thức ăn. Trương Quân Bảo đi chán chê mới kiếm được ít trái mâm xôi đem về. Ba người ăn qua loa rồi tựa lưng vào phiến đá mà nghỉ.
Giác Viễn thở dài:
– Phải, lão tăng thấm mệt rồi.
Trương Quân Bảo nhặt một ít cành khô, nhóm lửa hong khô y phục cho Quách Tương và cho mình. Ba người ngủ tạm dưới gốc một cây cổ thụ.
Quách Tương ngủ đến nửa đêm, chợt mơ mơ màng màng nghe Giác Viễn lẩm bẩm một mình như đang tụng kinh, liền tỉnh giấc. Nàng thấy Giác Viễn nói nhỏ:
– … Lực của đối phương vừa mới chạm tới da ta thì ý niệm của ta đã vào tới xương tủy của y. Hai tay chống đỡ, một hơi quán xuyến. Tả trọng thì tả hư mà hữu đã đi; hữu trọng thì hữu hư mà tả đã đi…
Quách Tương giật mình nghĩ thầm: “Vị hòa thượng này hoàn toàn không phải đang tụng kinh Phật, đại loại ‘Không tức thị sắc, sắc tức thị không’, mà đang đọc võ học quyền kinh thì phải”.
Nàng lắng nghe tiếp:
– … Khí như xa luân, toàn thân phải có khí đi tới; chỗ nào không tới, thân sẽ tán loạn, muốn cứu vãn phải nhờ đến lưng và đùi…
Quách Tương nghe tới câu này thì hiểu rằng Giác Viễn đang đọc một yếu lĩnh võ học, nàng nghĩ thầm: “Vị hòa thượng này hoàn toàn không biết võ công, chỉ đọc sách thành si mê, phàm những gì ghi trong sách, đều coi là thiên kinh địa nghĩa bất di bất dịch. Mấy năm trước trên đỉnh Hoa Sơn, lần đầu gặp lão, mình từng nghe lão nói, rằng Đạt Ma lão tổ sau khi tự tay viết kinh Lăng Già, lại viết bộ ‘Cửu dương chân kinh’ vào các khoảng trống của cuốn kinh Lăng Già; rằng muốn cho thân thể khỏe mạnh cần tập luyện theo bộ ‘Cửu dương chân kinh’. Hai thầy trò lão học theo cách đó, chứ không nhờ ai chỉ giáo, cuối cùng đạt tới được cảnh giới thượng thừa trong thiên hạ từ lúc nào không biết. Năm ấy Tiêu Tương Tử đánh lão một chưởng, lão chịu đòn mà không việc gì, trái lại Tiêu Tương Tử bị trọng thương. Thần công cao siêu như thế, hẳn phụ thân và đại ca ca của mình cũng chưa chắc sánh kịp. Hôm qua thầy trò lão lẳng lặng đánh bại Hà Túc Đạo, có lẽ là nhờ bộ ‘Cửu dương chân kinh’. Lúc này lão đang đọc liệu có phải bộ kinh đó chăng?”
Trên trời trăng đã lặn, sao đã mờ. Mây đen kéo tới bao phủ tứ phía, mặt đất tối như mực. Chừng bằng thời gian ăn xong một bữa, phía đông sáng dần, chỉ thấy Giác Viễn nhắm mắt, ngồi bất động, nét mặt như lộ vẻ tươi cười.
Trương Quân Bảo chợt thấy phía sau một gốc cổ thụ thoáng một bóng người, hình như đó là vạt áo cà sa màu vàng. Chàng giật mình, hỏi to:
– Ai đó?
Chỉ thấy một hòa thượng cao gầy từ phía sau thân cây bước ra. Chính là thủ tọa La Hán đường Vô Sắc thiền sư.
Quách Tương vừa ngạc nhiên vừa vui mừng, hỏi:
– Đại hòa thượng sao cứ đuổi theo mãi thế? Lẽ nào cứ phải bắt hai thầy trò họ về chùa mới được hay sao?
Vô Sắc thiền sư đáp:
– Thiện tai, thiện tai! Lão tăng còn biết phải trái, đâu phải là kẻ chỉ biết câu nệ giới luật xưa cũ. Lão tăng tới đây từ lúc nửa đêm, nếu định động thủ thì khỏi cần chờ tới lúc này. Này Giác Viễn sư đệ, Vô Tướng thiền sư suất lĩnh đệ tử Đạt Ma đường đang đuổi về phía đông, thầy trò sư đệ hãy mau mau chạy về phía tây!
Chỉ thấy Giác Viễn cứ cúi đầu nhắm mắt, vẫn chưa tỉnh giấc.
Trương Quân Bảo bước lại, thưa:
– Sư phụ tỉnh dậy thôi, có thủ tọa La Hán đường đang nói chuyện với sư phụ đó.
Giác Viễn vẫn bất động. Trương Quân Bảo kinh hãi, vội rờ tay vào trán sư phụ, thấy lạnh giá như băng, thì ra Giác Viễn đã viên tịch từ lúc nào rồi. Trương Quân Bảo đau đớn phục xuống, gọi to:
– Sư phụ! Sư phụ!
Tiếng gọi của chàng làm sao có thể khiến sư phụ tỉnh lại kia chứ?
Vô Sắc thiền sư chắp tay hành lễ, miệng niệm kệ:
– Chư phương vô vân ế, tứ diện giai thanh minh, vi phong xuy hương khí, chúng sơn tịnh vô thanh.
Kim nhật đại hoan hỉ, xả tức nguy thúy thân. Vô sân diệc vô ưu, ninh bất đương hân khánh?[12]
Đoạn Vô Sắc thiền sư nhẹ nhàng rời chân.
Trương Quân Bảo khóc một hồi, Quách Tương cũng chảy không ít lệ. Tăng chúng Thiếu Lâm tự khi viên tịch đều được hỏa táng; hai người bèn nhặt củi, chất lại hỏa thiêu Giác Viễn