Đặng Trác Đệ, cháu cưng của Đặng Tiểu Bình - thường được Phương Tây gọi là "cha đẻ của TQ hiện đại". Bố mẹ anh ấy đều lấy bằng tiến sĩ tại Mỹ (Biophysics và Vật lý lượng tử). Bản thân anh ta thì giành được học bổng ngành Luật tại ĐH Duke với điểm LSAT cao gần như tuyệt đối (173/180). Sau khi tốt nghiệp thì lấy được cả chứng chỉ hành nghề Mỹ, và kinh nghiệm làm việc cho một văn phòng luật tại Phố Wall, New York
Thế nhưng khi về nước thì anh này vẫn phải dành cả 04 NĂM để làm tình nguyện viên ở nông thôn Bình Quảng, khu tự trị người Choang, tỉnh Quảng Tây . Phụ trách phát triển và cải cách nông nghiệp, xóa đói giảm nghèo. Hàng ngày phải tự lái xe tải đi làm, trò chuyện với giới tài xế, nông dân nghèo. Đến khi có thành tích nhất định rồi mới được cất nhắc lên làm bí thư thị trấn Tây An, và sau đó là Phó bí thư của huyện Bình Quảng.
Nhưng ngay khi không đạt được các KPI của Trung Ương đề ra, anh này liền bị cắt NGAY LẬP TỨC. Đường quan lộ của cháu trai của Đặng Tiểu Bình coi như chấm dứt
Còn 1 người khác là con của một quan chức Đảng đã bị thất sủng sau "sự kiện Thiên An Môn 1989". Bản thân anh này cũng bị gửi đến nông thôn tỉnh Thiểm Tây làm việc 06 năm như một công nhân lao động chân tay, đến tận năm 22 tuổi mới bắt đầu được đi học ĐH (ngành kỹ sư Hóa). Là người có hùng tâm tráng chí rất lớn, ông đã TỰ NGUYỆN xin về cơ sở nông thôn nghèo tỉnh Hà Bắc để xây dựng uy tín, sau một thời gian làm thư ký cho phó TT Cảnh Biểu.
Đây cũng chính là lý do ông bị vợ đầu, bà Kha Kỳ Lâm đệ đơn ly dị . Vì không giống như ông chồng thâm trầm, sâu sắc và sinh hoạt giản dị, bà Kha là thiên kim tiểu thơ của Đại sứ Trung Quốc tại Anh, từ bé đã sống trong nhung lụa. Bà không thể nào chịu đựng thêm được nữa ông chồng “quê mùa”, “gàn dở”, đã không chịu đi Anh định cư thì thôi, lại còn tự nguyện về quê sống chung với lũ nông dân quê mùa, thất học . Nếu không vì gia đình sắp đặt thì chắc bà ấy cũng không bao giờ chịu lấy ông.
Kể từ đó, người đàn ông lầm lì này liên tục đạt được những thành tựu khó tin:
- Xây dựng được 04 nhà máy hóa chất hoạt động hiệu quả với chi phí chỉ bằng một nửa, trong điều kiện bị o ép để thất bại.
- Bất kỳ làng xã nghèo khó, xa xôi hẻo lánh nhất nào được giao vào tay, ông đều biến chúng trở thành địa phương phát triển, tự cung tự cấp được và không còn cần TW tài trợ.
- Khiêm nhường đi Mỹ học hỏi với một thái độ cầu thị, để có hiểu biết về cơ giới hóa nông nghiệp rồi đem về áp dụng. Chỉ trong 7 năm, giúp tăng sản lượng của cả một tỉnh lên thêm 220%.
Cuối cùng thì Trung ương cũng không thể nào phớt lờ con người này được mãi, và sau đó mọi chuyện đã trở thành lịch sử...Ngày nay, ông ấy được biết đến với tên gọi TẬP CẬN BÌNH, lãnh tụ tối cao của TQ hiện tại
Thấy gì qua 02 câu chuyện này ?
Rằng trái với các luận điệu tuyên truyền của Phương Tây, TQ thực sự là một nhà nước được xây dựng dựa trên tài năng và thực lực.
Rằng không quan trọng bạn mang họ gì, và là con ai. Thậm chí bằng cấp cũng thế. Cái duy nhất quan trọng là KẾT QUẢ, là những chỉ số KPI lạnh lùng, khách quan: GDP tăng trưởng bao nhiêu % ? Số sinh viên được đi học ĐH ? Tỷ lệ tội phạm giảm bao nhiêu % ? Về năng lượng tái tạo thì thế nào ? vâng vâng và vâng vâng… Và vì vậy, tầng lớp lãnh đạo đất nước TQ ngày nay đều là những người đã dày dạn kinh nghiệm thực chiến trong quản lý nhà nước và làm kinh tế, và đều trưởng thành từ cấp thấp nhất.
Chứ không phải được chọn chỉ qua những luận điệu mị dân hay tài diễn thuyết. Cái đó ở mình hình như đang thừa